Nhiều người thắc mắc hãng hàng không Vietjet Air lớn mạnh như vậy thì có bao nhiêu phi công tất cả, bên cạnh số lượng đó là mức lương trả cho phi công Vietjet Air là bao nhiêu? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về những thông tin về phi công Vietjet Air mới nhất.
Mức lương phi công Vietjet Air hiện tại
Vietjet Air có bao nhiêu phi công hiện tại?
Hãng hàng không Vietjet Air đã trải qua một hành trình ấn tượng từ một hãng bay tư nhân chi phí thấp đầu tiên ở Việt Nam, đã nhanh chóng trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu quốc gia và trong khu vực. Theo một thống kê của Cục Hàng không Việt Nam tính đến năm 2020, hãng bay Vietjet Air sở hữu một đội ngũ phi công đông đảo với tổng số là 823 người, phi công ngoại quốc chiếm 75,6% trong số đó.
Mặc dù chưa có thống kê về số lượng phi công của hãng hàng không Vietjet Air trong năm 2023, tuy nhiên, dựa vào mức trung bình 14 phi công trên mỗi máy bay theo tính toán của Boeing, số lượng này là cần thiết để đảm bảo tần suất bay của máy bay. Theo đó để đáp ứng số máy bay Vietjet Air đang có, có thể ước tính rằng Vietjet Air đang có khoảng trên dưới 1400 phi công.
Phi công Vietjet Air lương bao nhiêu?
Trong suốt quá trình phát triển không ngừng của mình, hãng bay giá rẻ Vietjet Air luôn tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, họ cũng không ngừng nâng cao chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các phi công.
Mức lương trung bình của phi công tại Vietjet Air đã được gia tăng đáng kể, trước đây từ khoảng 130 triệu đồng đến 180 triệu đồng mỗi tháng đối với cơ trưởng trong khi cơ phó là một nửa số đó. Những con số này cho thấy mức lương tại Vietjet Air cao hơn so với các hãng bay khác trong khu vực.
Theo thống kê mới nhất năm 2023, lương phi công VietJet Air tăng khá tương đối nhiều. Cụ thể, mức lương bình quân tháng của cơ trưởng hãng hàng không Vietjet Air đã tăng lên tối thiểu 160 triệu đồng tới dưới 231 triệu đồng. Trong khi đó, các cơ phó được hưởng mức lương trung bình tháng hơn 100 triệu đồng.
Việc tăng lương cho phi công không chỉ thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Vietjet Air đối với họ, mà còn là một biện pháp hấp dẫn để giữ chân những phi công tài năng hàng đầu. Với mức hậu đãi hấp dẫn này, Vietjet Air đã xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp và thu hút các phi công có kinh nghiệm, qua đó giúp nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn cho hành khách trong mỗi chuyến bay.
Đồng phục phi công Vietjet
Đồng phục của phi công Vietjet Air được thiết kế tương tự đa số các hãng hàng không khác, mang tính chất chuyên nghiệp và tự tin. Với áo sơ mi trắng kết hợp với áo vest và quần âu đen tạo nên vẻ trẻ trung và lịch lãm. Chiếc cà vạt đen làm tăng thêm vẻ trang nhã và lịch sự, thêm vào đó là đôi giày âu và chiếc nón Kêpi phi công mang màu sắc đen và có logo hình cánh chim màu vàng biểu tượng cho ngành hàng không.
Sự phối hợp tinh tế giữa màu đen của quần áo và điểm nhấn màu vàng tạo nên một trang phục độc đáo và ấn tượng. Toàn bộ trang phục này được thiết kế đặc biệt bởi đội ngũ thiết kế của Vietjet, để mang lại diện mạo chuyên nghiệp và cuốn hút đối với khách hàng.
Vietjet Air có phi công nữ không?
Hãng hàng không Vietjet Air là một trong những hãng bay có số lượng phi công tương đối nhiều, trong đó có cả những nữ phi công người Việt Nam. Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Mai Tuyết Dung là hai nữ phi công người Việt thuộc thế hệ 9X đầu tiên của Vietjet Air.
Phương Anh – nữ phi công trẻ Việt Nam, đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ cơ trưởng đầu tiên của VietJet khi mới 29 tuổi. Trước khi trở thành phi công chính, cô từng học hỏi ở vị trí lái phụ một thời gian. Trước khi bước vào hành trình làm phi công, Nguyễn Phương Anh từng làm tiếp viên hàng không trong khoảng 7 năm.
Chính trong thời gian này, cô đã được truyền cảm hứng từ những phi công lão làng và tài năng mà cô gặp được, hình thành nên quyết tâm trở thành cơ trưởng của cô. Với niềm đam mê mới, Phương Anh theo đuổi ước mơ của mình và hiện tại cô là hình mẫu cho những phi công trẻ Việt Nam.
Nguyễn Mai Tuyết Dung, một giáo viên tiếng Anh tốt nghiệp đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã đổi hướng đi vào ngành hàng không khi gia nhập Vietjet Air. Ban đầu, cô được giao nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại đây cho nhân viên hãng hàng không này. Tuy nhiên, định mệnh đã gọi cô vào khóa huấn luyện phi công chuyên nghiệp tại Mỹ. Vào năm 2016, với nỗ lực không ngừng, Tuyết Dung tốt nghiệp khóa huấn luyện, mở ra cánh cửa chinh phục bầu trời và thực hiện ước mơ trở thành phi công của mình.
Với đội ngũ phi công dày dặn kinh nghiệm, được trau dồi kinh nghiệm và tập huấn thường xuyên, Vietjet Air không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và luôn mong muốn mang đến sự an toàn và an tâm cho quý hành khách. Trên đây là bài viết về các thông tin liên quan đến phi công Vietjet Air được tổng hợp bởi Tapchihangkhong.net.