Vietjet là hãng hàng không nổi bật tại thị trường Việt Nam. Hãng hàng không này ghi điểm bởi giá thành rẻ giúp người lao động dễ dàng tiếp cận. Vì giá thành rẻ nên lượng vé bán ra của Vietjet luôn đạt số lượng khủng. Tuy nhiên, ngoài ghi điểm về giá tốt, Vietjet cũng gặp nhiều tranh cãi. Một trong số đó là thái độ của nhân viên Vietjet. Vậy thực hư những tranh cãi về thái độ nhân viên Vietjet như thế nào?
Quy trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên Vietjet
Quy trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên của các hãng hàng không vô cùng khắt khe. Đối với Vietjet cũng không nằm ngoại lệ. Để trở thành nhân viên Vietjet, các ứng viên phải vượt qua nhiều vòng từ xét duyệt hồ sơ đến phỏng vấn. Chi tiết như sau:
Vòng nộp hồ sơ
Nếu bạn muốn thi tuyển trở thành nhân viên Vietjet, trước tiên, bạn phải theo dõi các đợt tuyển dụng của hãng và nộp hồ sơ. Một bộ hồ sơ cơ bản sẽ gồm đơn đăng ký theo mẫu, các bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ và ảnh chân dung. Khi nhận hồ sơ, Vietjet sẽ tiến hành sàng lọc hồ sơ và chọn các ứng viên phù hợp để tham gia tiếp vào các vòng xét tuyển phía sau.
Vòng đo chiều cao, cân nặng
Vòng này áp dụng với các ứng viên thi tuyển vào vị trí tiếp viên hàng không. Đối với những hồ sơ hợp lệ, các ứng viên sẽ được vào vòng đo chiều cao, cân nặng. Vòng này nhằm đảm bảo các thông tin chiều cao, cân nặng chính xác. Bởi tiếp viên hàng không chú trọng nhiều đến ngoại hình. Vì vậy, chiều cao, cân nặng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn của hãng đặt ra.
Vòng catwalk
Vòng này cũng dành cho các bạn tiếp viên hàng không. Khi vượt qua vòng đo chiều cao, cân nặng, ứng viên sẽ được tiếp tục tham gia vòng thi catwalk. Những ứng viên được xét duyệt vượt qua vòng này là những người có dáng catwalk đẹp, gương mặt luôn thể hiện sự thân thiện, vui tươi.
Vòng thi tài năng
Với mong muốn có đội ngũ nhân viên tài, sắc, Vietjet có vòng thi tài năng cho các ứng viên. Để vượt qua vòng này, bạn nên chuẩn bị những tiết mục tài năng đặc sắc,thu hút. Đặc biệt, bạn phải thể hiện được sự tự tin của bản thân.
Vòng phỏng vấn
Đây là vòng quan trọng nhất quyết định các ứng viên có thể trở thành nhân viên Vietjet hay không? Với vòng này, bạn phải thể hiện được khả năng ngoại ngữ lưu loát, các diễn giải rõ ràng, mạch lạc.
Sau khi vượt qua phỏng vấn, các ứng viên sẽ trở thành nhân viên của Vietjet. Tuy nhiên, với tính chất khắt khe của công việc, bạn sẽ không được làm ngay mà phải trải qua các khóa đào tạo về kiến thức chuyên môn, tác phong phục vụ khách hàng. Khi vượt qua đào tạo, bạn sẽ chính thức được trở thành nhân viên Vietjet.
Đặc điểm nổi bật của đội ngũ nhân viên Vietjet
Với quy trình phỏng vấn và đào tạo nghiêm ngặt, các nhân viên Vietjet luôn đảm bảo các tiêu chí:
- Ngoại hình chỉn chu, ưa nhìn
- Ngoại ngữ thông thạo
- Kiến thức chuyên môn sâu rộng
- Cung cách phục vụ khách hàng tận tình
- Luôn hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
Vì vậy, khi tiếp xúc với các nhân viên Vietjet từ đội ngũ phục vụ mặt đất đến các tiếp viên, khách hàng đều cảm thấy dễ chịu. Các chuyến bay đều được vận hành suôn sẻ và an toàn.
Các tranh cãi về thái độ của nhân viên Vietjet
Đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề đều không thể tránh khỏi những tình huống tranh cãi. Đối với lĩnh vực hàng không như Vietjet cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, ngành hàng không có tính đặc thù, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố thì việc xảy ra những tranh cãi giữa khách hàng và người phục vụ cũng là điều có thể hiểu. Vậy nên dù đào tạo nhân viên khắt khe nhưng Vietjet vẫn vấp phải những tranh cãi về thái độ của đội ngũ nhân viên phục vụ.
Dạo quanh một vài các trang mạng, các diễn đàn không khó để bắt gặp những tin tức như nhân viên Vietjet thái độ, giải quyết khiếu nại không thỏa đáng. Nhân viên Vietjet không hỗ trợ khách hàng khi đến muộn. Hay máy bay delay, nhân viên không thông báo. Thậm chí, một hành khách còn phản ánh về việc nhân viên Vietjet xé vé lên máy bay. Ở một số trường hợp khác, các hành khách phàn nàn về thái độ nhân viên phục vụ mặt đất Vietjet Air.
Những tranh cãi dù lỗi sai đến từ đâu đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh thương hiệu của hãng. Với vai trò đơn vị cung cấp dịch vụ, việc nhân viên thái độ với khách là không đúng chuẩn mực. Với mỗi trường hợp như vậy, Vietjet đều thấu tình đạt lý xem xét kỹ để xem lỗi sai đến từ đâu. Đối với trường hợp nhân viên sai, hãng đều có chính sách yêu cầu viết bản tường trình, kiểm điểm, thuyên chuyển, cắt giảm lương, thưởng và thậm chí là sa thải, gửi lời xin lỗi đến khách hàng. Tất cả đều vì mong muốn dịch vụ tốt hơn, khách hàng có trải nghiệm hài lòng khi di chuyển bằng máy bay Vietjet.
Với tinh thần cầu thị, luôn nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, số lượng những tranh cãi liên quan đến thái độ nhân viên Vietjet là rất nhỏ. Đây đều là những trường hợp không mong muốn và Vietjet đều có những hướng xử lý thỏa đáng đối với khách hàng – những người khó chịu vì những trải nghiệm chưa tốt.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp thực hư xoay quanh những tranh cãi về thái độ của nhân viên Vietjet. Đối với ngành dịch vụ không thể tránh khỏi những tình huống tranh cãi.Tuy nhiên, Vietjet luôn cố gắng hạn chế tối đa các tình huống này bằng cách tuyển chọn và đào tạo nhân viên khắt khe. Đồng thời, đối với những trường hợp tranh cãi không mong muốn xảy ra, Vietjet luôn thiện chí lắng nghe khách hàng và giải quyết hợp tình hợp lý. Đây là điều khiến Vietjet vẫn luôn được khách hàng tin tưởng đặt vé.